Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng máy bơm màng và trong đó sản phẩm máy bơm màng thương hiệu GODO là sản phẩm chiếm trọn “trái tim” của nhiều khách hàng. Vậy cơ chế nào giúp máy bơm màng GODO có thể ứng dụng hoàn hảo trong dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp. GODO sẽ giúp bạn giải đáp cụ thể và dễ hiểu nhất về cấu tạo của máy bơm màng qua bài chia sẻ dưới đây nhé!
NỘI DUNG
Cấu tạo chi tiết của máy bơm màng thương hiệu GODO
Cấu tạo của máy bơm màng khí nén và máy bơm màng điện về cơ bản là giống nhau. Về cấu tạo đúng chuẩn máy bơm màng thương hiệu GODO có cấu tạo gồm các bộ phận chính như màng bơm, bi và đế bi, trục liên kết, ống dẫn trên và ống dẫn dưới, ốp trụ, bộ phận van khí/motor điện, bộ phận giảm thanh. Theo quy trình khép kín với thiết kế nhỏ gọn dễ dàng lắp đặt và bảo hành, bảo dưỡng khi cần thiết.
1. Màng bơm của máy bơm màng
Mỗi một bộ phận cấu tạo nên máy bơm màng đều có những chức năng, nhiệm vụ riêng. Và trong đó, màng bơm được coi là “trái tim” của máy bơm màng bởi là 1 trong những bộ phận vô cùng quan trọng của quá trình vận hành máy.
Máy bơm màng hoạt động dựa trên nguồn năng lượng là khí nén hoặc điện, làm cho màng bơm chuyển động tạo lực hút và đẩy để vận chuyển chất lỏng. Màng bơm có cấu tạo đơn giản là hình đĩa tròn bên trong lõm, có 1 lỗ để bắt ốc. Với vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống hoạt động của máy bơm màng, không có màng thì bơm sẽ không thể hoạt động được.
Một số màng bơm được ứng dụng phổ biến như:
- Santoprene: Mức chịu nhiệt là max 80°C, có màu xanh da trời, được ứng dụng để bơm sơn đặc, keo đặc.
- Teflon (PTFE): Mức chịu nhiệt là max 100°C, có màu trắng đục, được ứng dụng bơm dung môi pha sơn, bơm hóa chất ăn mòn, thực phẩm.
- Cao su (xanh): Mức chịu nhiệt là max 60°C, có màu xanh, được ứng dụng bơm bùn, nước thải trung tính, sơn, keo,…
- Polyether: Mức chịu nhiệt là max 100°C, có màu vàng kem, phù hợp trong các ngành thực phẩm, nước giải khát.
- Cao su (NBR): Mức chịu nhiệt là max 70°C, có màu đen, được ứng dụng bơm hút dầu, hút nước có dầu ở trong nước.
- Super teflon: Mức chịu nhiệt là max 1200°C, có màu trắng, phù hợp bơm các hóa chất mạnh.
Và tùy từng chất bơm, từng mục đích sử dụng mà có thể lựa chọn màng cho máy bơm màng là màng đơn hoặc màng đôi.
Nhiều khách hàng khi lựa chọn máy bơm màng thường không chú ý đến màng bơm. Để lựa chọn màng bơm phù hợp, Quý khách hàng cần lưu ý:
- Xác định được chất cần bơm là chất gì? Có tương thích với chất cần bơm không?
- Nhiệt độ cần bơm cao hay thấp?
Tuy nhiên để đem lại hiệu quả cao, GODO khuyến cáo nên sử dụng màng Teflon bởi có nhiều ưu điểm như có khả năng chống lại tính bào mòn, ăn mòn của hóa chất, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, giá thành hợp lý, mang đến công năng sử dụng tuyệt vời,… Chính vì vậy, màng bơm teflon đã “chiều lòng” được rất nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng.
2. Bi và đế bi của máy bơm màng
Trong máy bơm màng khí nén, bi và đế bi hoạt động tương tự như một chiếc van. Đây cũng là bộ phận không thể thiếu trong cấu tạo của máy bơm màng.
Nguyên lý hoạt động của bi và đế bi cũng tương tự như van một chiều. Thực tế, bi thường được đặt trên đế bi hình tròn. Trong quá trình hút chất lỏng của bơm màng, bi di chuyển lên xuống tạo ra khoảng cách giữa chúng cho phép chất lỏng đi qua. Khi máy ngừng hoạt động bi và đế bi lại tiếp xúc với nhau để ngăn chất lỏng chảy ngược. Điều này tạo ra một van một chiều cho bơm màng. Bi của máy bơm màng gồm: Santo, cao su, PTFE, inox 304.
Để lựa chọn chất liệu bi và đế bi phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình, Quý khách hàng nên cân nhắc lựa chọn đơn vị cung cấp sản phẩm máy bơm màng uy tín, chất lượng để được tư vấn chuyên sâu và lựa chọn được sản phẩm tối ưu nhất.
3. Trục liên kết
Đây là bộ phận tạo sự liên kết giữa 2 bên màng bơm với mục đích chính giữ cho 2 bên màng di chuyển trong quá trình vận hành của máy bơm màng.
4. Ống dẫn trên và ống dẫn dưới
Đây là bộ phận có nhiệm vụ hút và xả chất lỏng trong quá trình vận hành máy, được gắn trực tiếp vào thân máy.
Theo cấu tạo khi hoạt động thì ống dẫn dưới có nhiệm vụ hút dung dịch từ bên ngoài vào, nằm trong buồng chứa, theo sự dao động của màng ngăn để đẩy dung dịch theo ống dẫn trên đưa ra ngoài.
5. Thân van khí hoặc motor điện
Là nơi tiếp nhận khí nén vào bơm, có chức năng phân phối khí nén cho máy bơm màng sang hai bên của buồng khí, mục đích là để đẩy trục hoạt động giúp màng bơm dịch chuyển qua lại.
6. Bộ phận giảm thanh
Là bộ phận tương đối quan trọng, được gắn vào máy bơm màng để giảm tiếng ồn phát ra trong quá trình hoạt động.
Trên thực tế, khi sử dụng, sản phẩm có thể gặp sự cố nhỏ như máy bơm màng phát ra tiếng ồn gây ảnh hưởng đến cả quá trình sản xuất. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tiếng ồn là do khí thải trong các chu kỳ hút xả. Chính vì vậy, cần có biện pháp khắc phục hiệu quả.
Bộ phận giảm thanh của máy bơm màng được phân loại theo chất liệu là giảm thanh kim loại và giảm thanh nhựa.
7. Ốp trụ
Đây là bộ phận có nhiệm vụ cùng với màng bơm tạo thành buồng chứa chất lỏng của máy bơm màng.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về cấu tạo chi tiết máy bơm màng thương hiệu GODO Việt Nam, Quý khách hàng có thể tham khảo trước khi đưa ra quyết định lựa chọn mua sản phẩm. Tuy nhiên, dù lựa chọn bất kỳ sản phẩm máy bơm màng nào, Quý khách hàng nên ưu tiên lựa chọn thương hiệu và địa chỉ cung cấp máy bơm màng uy tín và chất lượng như GODO Việt Nam.
Xem thêm: Hướng dẫn chọn máy bơm màng phù hợp
Bằng tất cả sự tận tâm, tâm huyết, luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu với mong muốn luôn phục vụ khách hàng trên cả sự mong đợi, GODO Việt Nam tự tin đem đến thị trường các dòng sản phẩm máy bơm màng chất lượng, uy tín. Liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0969928169 để nhận được những sản phẩm máy bơm màng GODO chính hãng, chất lượng.
Hy vọng, Quý khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái khi trải nghiệm dịch vụ mua sắm và sử dụng máy bơm màng tại GODO Việt Nam!!