Cấu tạo chi tiết nhất về máy bơm màng khí nén

Máy bơm màng khí nén là sản phẩm được nhiều doanh nghiệp tin tưởng và lựa chọn nhờ hội tụ nhiều ưu điểm nổi bật. Thế nhưng không phải khách hàng nào cũng hiểu rõ về cấu tạo máy bơm màng khí nén. Vì vậy, GODO Việt Nam xin chia sẻ đầy đủ về cấu tạo của máy bơm màng khí nén thông qua bài chia sẻ dưới đây nhé! 

Về cơ bản cấu tạo của máy bơm màng khí nén bao gồm các bộ phận như: Màng bơm, bi và đế bi, trục liên kết, ống dẫn trên và ống dẫn dưới, thân van khí, bộ phận giảm thanh, ốp trụ. Máy bơm màng khí nén là sản phẩm có cấu tạo đơn giản, dễ dàng sử dụng, tháo lắp cũng như bảo trì, bảo dưỡng hiệu quả.

1. Màng bơm  

Đối với máy bơm màng khí nén thì màng bơm là bộ phận quan trọng nhất, nếu không có màng bơm thì bơm không thể hoạt động được. 

Màng bơm là gì? 

Màng bơm có cấu tạo đơn giản là hình đĩa tròn bên trong lõm, có 1 lỗ để bắt ốc.  Đây được coi là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất vận hành của máy khi máy hoạt động.  

Khi máy bơm màng khí nén được vận hành, màng bơm sẽ phối kết hợp nhịp nhàng cùng các bộ phận khác để tạo lực đẩy hút chất lỏng một cách dễ dàng nhất. 

Cấu tạo bơm màng

Xem thêm: Máy bơm màng là gì? Máy bơm màng khí nén là gì?

Các loại màng bơm phổ biến

Hiện nay, trên thị trường có nhiều chất liệu tạo nên màng bơm của máy bơm màng khí nén. Các chất liệu màng bơm được sử dụng phổ biến như: 

  • Super teflon: Với mức chịu nhiệt trong khoảng là max 1200°C, chất liệu màng này có màu trắng rất phù hợp để tiếp xúc với các hóa chất mạnh. 
  • Cao su (NBR): Là màng bơm có màu đen, chịu nhiệt được trong khoảng max 70°C, được ứng dụng phổ biến bơm hút dầu, hút nước có dầu ở trong nước.  
  • Polyether: Đây là chất liệu được sử dụng phổ biến trong các ngành thực phẩm, nước giải khát với mức chịu nhiệt là max 100°C, có đặc trưng là màu vàng kem.  
  • Cao su (xanh): Chất liệu này có mức chịu nhiệt là max 60°C, có màu xanh, được ứng dụng bơm bùn, nước thải trung tính, sơn, keo,…
  • Teflon (PTFE): Mức chịu nhiệt là max 100°C, có màu trắng đục, được ứng dụng bơm dung môi pha sơn, bơm hóa chất ăn mòn, thực phẩm.
  • Santoprene: Mức chịu nhiệt là max 80°C, có màu xanh da trời, được ứng dụng để bơm sơn đặc, keo đặc. 

Lựa chọn màng bơm phù hợp

Màng bơm

Xem thêm: Quy trình kỹ thuật lắp đặt máy bơm màng khí nén theo hướng dẫn từ nhà sản xuất

Lưu ý khi sử dụng màng bơm của máy bơm màng khí nén 

Màng bơm là bộ phận dễ dàng bị thay thế nhất khi máy bơm màng xảy ra sự cố hỏng hóc. Chính vì vậy để tăng tuổi thọ của màng bơm cũng như để tránh gián đoạn quá trình hoạt động của máy bơm màng khí nén, Quý khách hàng cần lưu ý những điều sau: 

  • Chọn màng bơm phù hợp, tương thích với chất cần bơm. 
  • Khi tiến hành bước mở van cung cấp nguồn khí nén, Quý khách hàng nên lưu ý mở từ từ tránh mở đột ngột khiến màng bị rách, hỏng. 
  • Đối với màng bơm sau một thời gian dài sử dụng nên tiến hành vệ sinh cũng như kiểm tra màng để tránh trường hợp đang vận hành máy gặp sự cố với màng bơm.

2. Bi và đế bi 

Nếu màng bơm được ví như “trái tim” thì bi và đế bi chính là những “chốt cửa” trong máy bơm màng khí nén. 

bi và đế bi

Bi và đế bi là gì?     

Bi và đế bi là những bộ phận quan trọng đối với cấu tạo của máy bơm màng khí nén. Bi và đế bi hoạt động tương tự như một chiếc van một chiều, có thể kiểm soát được sự lưu thông của các chất lỏng khi được bơm vào hoặc bơm ra. 

Các chất liệu bi phổ biến   

Cũng giống như màng bơm, bi cũng được coi là bộ phận không thể thiếu. Trên thị trường hiện nay có một vài chất liệu bi phổ biến như: 

  • Santo
  • Cao su
  • PTFE
  • Inox 304

Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cũng như xác định chất cần bơm để bơm mà Quý khách hàng có thể lựa chọn được chất liệu bi phù hợp nhất, đảm bảo hiệu quả sử dụng. 

Các loại bi và đế bi

3. Trục liên kết 

Trục liên kết là bộ phận được coi như là “xương sống” của máy bơm màng khí nén. Đây là bộ phận giữ cân bằng cho máy khi lắp ráp các bộ phận khác vào để tạo nên một chiếc máy bơm màng khí nén hoàn chỉnh. 

Trục liên kết của máy bơm màng khí nén có nhiệm vụ liên kết giữa 2 màng bơm, giữ cho 2 bên màng di chuyển nhịp nhàng khi chất lỏng được chuyền vào vị trí thân máy hoàn thành nhiệm vụ hút, đẩy chất lỏng một cách dễ dàng nhất. 

Trục liên kết
Trục liên kết màng bơm

Tìm hiểu ngay: Ưu điểm của máy bơm màng là gì?

4. Ống dẫn trên và ống dẫn dưới  

Đây là bộ phận có tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng, được ví như “dẫn đường” cho chất lỏng được đưa vào thân bơm từ ống dẫn dưới và được đẩy ra ngoài từ ống dẫn trên.    

Nhiệm vụ chính của ống dẫn trên và ống dẫn dưới: Trong quá trình máy vận hành ống dẫn dưới có nhiệm vụ hút dung dịch từ bên ngoài vào, nằm trong buồng chứa, theo sự dao động của màng ngăn để đẩy dung dịch theo ống dẫn trên đưa ra ngoài. 

ống dẫn trên và ống dẫn dưới

5. Thân van khí 

Đây là bộ phận tiếp nhận nguồn khí nén vào bơm. Đối với máy bơm màng khí nén thì đây được coi là bộ phận không kém quan trọng so với các bộ phận còn lại. 

Với nhiệm vụ chính là phân chia đồng đều nguồn khí nén sang 2 bên của buồng khí, từ đó giúp đẩy trục hoạt động giúp màng bơm dịch chuyển qua lại. 

Buồng van khí
Buồng van khí

Xem ngay: Nguyên lý hoạt động của máy bơm màng khí nén như thế nào?

6. Bộ phận giảm thanh 

Thông thường, để tránh máy móc gây ra những tiếng ồn khó chịu, người ta thường ưu tiên lựa chọn gắn bộ phận giảm thanh vào máy. Và máy bơm màng khí nén cũng không ngoại lệ. 

Đây chính là bộ phận tương đối quan trọng của máy bơm màng khí nén. Nó được gắn trực tiếp vào máy bơm màng khí nén nhằm hạn chế hoặc giảm tối đa tiếng ồn mà máy phát ra trong quá trình hoạt động. 

Nhờ có bộ phận giảm thanh này mà máy bơm màng khí nén hoạt động êm ái hơn. 

Giảm thanh khí nén máy bơm màng

7. Ốp trụ  

Cùng với màng bơm của máy bơm màng thì ốp trụ có vai trò tạo thành buồng chứa để đựng chất lỏng khi chất lỏng đi vào thân bơm.

Một số chất liệu ốp trụ phổ biến như: Ốp trụ inox, ốp trụ nhôm, ốp trụ TEFLON,.. 

Ốp trụ máy bơm màng
Ốp trụ máy bơm màng

Máy bơm màng khí nén là thiết bị công nghiệp có cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau. Mỗi một bộ phận đều có những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt. Chỉ cần một bộ phận gặp trục trặc thì cả hệ thống máy bơm màng khí nén sẽ ngưng hoạt động. 

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng máy bơm màng khí nén

Qua bài viết chia sẻ về cấu tạo chi tiết máy bơm màng khí nén mà chúng tôi chia sẻ ở trên, hy vọng cũng đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích mà các Quý doanh nghiệp đang tìm hiểu. Mọi thắc mắc và cần tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn qua hotline 0969928169.  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *